THPT Phú Lương - Thái Nguyên
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

THPT Phú Lương - Thái Nguyên

Trường THPT Phú Lương
 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 Bài thuốc xông chữa cảm cúm

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Admin
Admin



Tổng số bài gửi : 34
Join date : 20/12/2009
Đến từ : THPT Phú Lương

Bài thuốc xông chữa cảm cúm Empty
Bài gửiTiêu đề: Bài thuốc xông chữa cảm cúm   Bài thuốc xông chữa cảm cúm I_icon_minitimeThu Feb 03, 2011 10:03 am

Các triệu chứng cảm cúm bao gồm: đau đầu, ngạt mũi, đau họng, rát họng, da khô không có mồ hôi, đau xương, đau mình, muốn nằm.

Theo Đông y, đây là hiện tượng bế biểu do cảm phong hàn. Các lỗ chân lông bị bít lại, đường phế đạo đang bị ách tắc làm xuất hiện những triệu chứng kể trên. Để chữa trị, bạn có thể áp dụng cách xông lá.
Bài thuốc xông chữa cảm cúm Image_34065_xong_ND
Bạc hà - loại lá dùng để nấu nước xông
Thành phần của nồi lá xông

Theo kinh nghiệm dân gian, lá dùng để nấu nước xông thường là loại lá thơm chứa tinh dầu, có tác dụng tân ôn giải biểu, trừ phong thông khiếu, kháng sinh khử trùng... Chúng bao gồm: lá chanh, lá sả, tía tô, kinh giới, bạc hà, lá mít, lá nhãn, cây cứt lợn, lá gừng, lá nghệ, lá tre, hương nhu, ngải cứu…

Ngoài ra, người ta còn dùng thêm các loại lá khác theo kinh nghiệm của từng địa phương

Cách nấu và tiến hành xông

Các thứ lá trên rửa sạch cho vào nồi đổ vừa nước. Dùng lá chuối bịt miệng, đậy nắp nấu sôi. Bệnh nhân được bố trí trong phòng kín, tránh gió lùa.

Đặt nồi xông ở vị trí thích hợp, bệnh nhân trùm kín chăn, ngồi xông từ 15-20 phút. Khi đã thoát được mồ hôi, dùng khăn bông sạch lau khô người rồi mặc quần áo sạch.

Trong lúc xông, nên có một người ở bên để phục vụ và chăm sóc người bệnh.

Kết quả sau khi xông

Khi xông, các loại dược liệu, các chất trong lá sẽ bốc thành hơi nước theo đường hô hấp vào đến tận phế nang. Trong quá trình này sẽ diễn ra sự trao đổi chất với cơ thể. Vì vậy đường hô hấp sẽ được thông suốt, giảm đau, giảm tiết, hạ khí. Bệnh nhân sẽ bớt đau đầu, giảm chóng mặt và khó thở, da dẻ mềm mại và mát mẻ hơn.

Ngoài ra, các loại lá khi được nấu lên sẽ tạo thành chất kháng sinh, tinh dầu, có tác dụng chống viêm, thông phế khí, giảm đau, hạ sốt. Do vậy, sau khi xông người bệnh sẽ cảm thấy dễ chịu, nhẹ người, khỏe khoắn hơn.

Để quá trình chữa trị có tác dụng tốt nhất, bệnh nhân nên kết hợp ăn cháo có tía tô, hành, tiêu, chanh, ớt…

Những điều cần lưu ý

Những trường hợp cảm cúm chỉ nên xông từ 1-2 lần. Xông nhiều sẽ bị hao tân dịch, thoát dương, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Người bị cảm thử (ra nhiều mồ hôi, hoa mắt chóng mặt, buồn nôn, mặt đỏ, chao đảo, mệt lả) thì không nên xông.

(Theo Suckhoedoisong)
Về Đầu Trang Go down
https://thpt-phuluong.forum-viet.net
 
Bài thuốc xông chữa cảm cúm
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Chọn tuổi xông đất, xông nhà đầu xuân 2011, chọn giờ xuất hành 2011
» Xem xong cười chết luôn
» Phòng và chữa bệnh quai bị

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
THPT Phú Lương - Thái Nguyên :: Đời sống - sức khỏe :: Đông Y-
Chuyển đến