THPT Phú Lương - Thái Nguyên
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

THPT Phú Lương - Thái Nguyên

Trường THPT Phú Lương
 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 Cách vẽ biểu đồ trong bài thi Địa lý

Go down 
Tác giảThông điệp
shochu.vn
Admin
Admin



Tổng số bài gửi : 62
Join date : 07/02/2011

Cách vẽ biểu đồ trong bài thi Địa lý Empty
Bài gửiTiêu đề: Cách vẽ biểu đồ trong bài thi Địa lý   Cách vẽ biểu đồ trong bài thi Địa lý I_icon_minitimeThu Feb 16, 2012 10:09 pm

Các em thường hay bỡ ngỡ khi đối diện với các bài vẽ biểu đồ trong khi đây là một kĩ năng cần thiết, tích hợp hoàn chỉnh toàn bộ khối kiến thức của bộ môn Địa Lí, đặc biệt là phần Địa Lí kinh tế. Trong bài viết này, thầy sẽ hướng dẫn một số cách nhận biết về yêu cầu của đề đối với dạng biểu đồ này và một số thao tác cơ bản trong việc vẽ biểu đồ đảm bảo tính chính xác, tính khoa học và tính thẩm mĩ.
Thông thường, khi muốn biểu hiện động thái thay đổi của các thành phần trong một tổng thể hay còn gọi là cơ cấu tổng thể, các nhà khoa học Địa Lí đã dùng một phương pháp biểu diễn đó là đường tròn. Nhưng vấn đề đặt ra là đường tròn chỉ có thể biểu diễn cho cơ cấu đó trong giới hạn một hoặc 2 thời điểm, nếu quá số lượng này, tính thẩm mĩ sẽ không được giữ vững, đồng thời các quy tắc vẽ biểu đồ tròn cũng bị phá vỡ. Một yếu điểm nữa đó là sự thay đổi tỉ trọng các hợp phần không bao hàm được các động thái thay đổi về mặt trực quan, dẫn đến việc gây khó khăn cho việc nghiên cứu nhận xét một cách xác đáng đối với từng hợp phần. Những vấn đề trên được giải quyết triệt để khi đặt trên hệ qui chiếu của biểu đồ miền.
Biểu đồ miền tạm thời được phân ra hai loại, biểu đồ miền kín và miền hở. ở bài này,thầy giới thiệu về biểu đồ miền kín.
Miền kín đó là một khối hình chữ nhật. cách vẽ được thực hiện như sau:
- Vẽ một hệ trục tọa độ, trục tung lấy 100 đơn vị, trục hoành biểu diễn cho số năm. Lưu ý, khoảng cách các năm cần tính toán chính xác.
- Vẽ hệ tọa đọ xong, các em nối thêm hai cạnh khuyết để tạo thành hình chữ nhật.
- Quan sát bảng số liệu. Nếu số liệu các thành phần đã được xử lí về dạng % thì chúng ta áp dụng vẽ như sau:
+ Trong bảng số liệu nếu có 3 thành phần, trước tiên, ta sẽ vẽ thành phần nằm dưới cùng nhất trong bảng số liệu. Biểu diễn nó ở đáy dưới của biểu đồ miền kín. Tiếp đến là vẽ thành phần nằm trên cùng nhất của bảng số liệu, thành phần này ta biểu diễn ở đáy trên của biểu đồ miền kín. và đương nhiên thành phần còn lại sẽ tự động xuất hiện ở miền giữa của biểu đồ rồi.
Trường hợp nếu biểu đồ có 4 thành phần cơ cấu ta cũng sẽ vẽ như trên. chỉ khác ở chỗ sau khi vẽ xong thành phần dưới cùng của bảng số liệu ở đáy dưới biểu đồ thì ta tiếp tục vẽ thành phần kế tiếp từ dưới lên của bảng số liệu. Lúc này các giá trị theo từng mốc thời điểm của miền vừa vẽ xong được xem như mốc giá trị "0" của đơn vị đo. mọi phép đo của miền thứ hai đều đo từ các đỉnh của miền vừa vẽ. như vậy miền thứ 2 này sẽ nằm chồng lên miền đầu tiên. Tiếp tục quá trình, ta vẽ thành phần đầu trên cùng của bảng số liệu ở đáy trên của biểu đồ. thành phần thứ 4 hiển nhiên là khoảng miền trống còn lại
Bây giờ công việc chỉ còn là kí hiệu cho các miền và hoàn chỉnh yêu cầu đề bài.

Do điều kiện thời gian nên thầy mới đưa một phần chuyên đề này.Chúc các em thành công trong các kì thi
Về Đầu Trang Go down
 
Cách vẽ biểu đồ trong bài thi Địa lý
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Cách tăng tốc internet nhanh hơn 20% trong Windows
» DÀN Ý BÀI VIẾT VĂN: NHỮNG ĐỨA CON TRONG GIA ĐÌNH
» Đồ thị hàm số trong các đề thi đại học
» Hướng dẫn sử dụng atlat trong ôn tập và thi tốt nghiệp môn Địa lý
» Một thiên thạch vừa bay cách Trái đất hơn 5000 km

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
THPT Phú Lương - Thái Nguyên :: Tư Liệu Học Tập :: Văn + Sử + Địa-
Chuyển đến